Để có được lứa gà chọi con chất lượng, trước tiên sư kê phải nắm vững kỹ thuật cách đúc gà chọi con. Vậy kỹ thuật này cụ thể ra sao, cần lưu ý những điều gì? Tất cả những thắc mắc đó của sư kê sẽ được Gà Việt SV388 giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây, mời theo dõi.
Chọn giống gà nòi khi đúc gà chọi
Trong cách đúc gà chọi đúng kỹ thuật, điều đầu tiên sư kê cần đảm bảo đó chính là chọn giống, đảm bảo gà bố và mẹ đều là những con gà chuẩn, đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Gà bố và gà mẹ phải không cùng huyết thống, không chung đàn để tránh cận huyết có thể gây dị tật cho gà con.
- Gà trống dùng để đúc giống phải đạt thể trạng sức khỏe tốt, tướng đi chắc chắn, ít bệnh tật, sở hữu nhiều miếng đòn hay và có thành tích tốt trong quá khứ. Nếu chiến kê đó có thêm các loại vảy quý hiếm, là thần kê, linh kê thì càng tuyệt vời.
Trong cách đúc gà chọi, các sư kê lâu năm đặc biệt chú trọng tới khâu chọn gà mái. Bởi người xưa đã nói “Chó giống cha, gà giống mẹ”, tức là thế hệ đàn con sau này chịu ảnh hưởng rất lớn từ mẹ của chúng. Vậy nên khi chọn gà mái giống, sư kê ưu tiên chọn những con mái rặc thuần chủng, có bản tính hung dữ, gian xảo, trạng gà tốt, sức đề kháng cao ít bệnh tật. Nếu đã đẻ và có được lứa gà con ưu tú, đá hay và thắng nhiều trận rồi thì càng nên ưu tiên.
Bên cạnh các tiêu chí kể trên, khi chọn gà trống mái, sư kê cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Nếu chọn gà mái kiệt hai mang để đúc giống, nên chọn những con gà trống chui vỉa hoặc cưa cần thì thế hệ gà sau này sẽ là gà lối đá hay.
- Nếu gà mái là gà cưa cần hoặc gà lối thì nên chọn gà trống là những con dong dựng. Như vậy thế hệ F1 khả năng cao sẽ xuất hiện gà lối, gà chọi đá hay.
Xem thêm: Cách nuôi gà chọi đẻ trứng to đều, tỷ lệ nở cao
Cách đúc gà chọi – Kỹ thuật nuôi, chăm sóc gà khi đúc
Khi đã lựa được những con gà trống, gà mái đạt tiêu chuẩn để đúc giống, tiếp theo ta tiến hành chăm sóc và nuôi dưỡng để chúng đạt thể trạng sức khỏe tốt nhất. Khẩu phần ăn của gà phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất:
- Thức ăn chính: Vẫn là thóc, lúa nhưng cần làm sạch sạn, hạt lép và kết hợp với ngô theo tỷ lệ 2:1 rồi cho gà ăn 2 bữa/ ngày.
- Bổ sung rau xanh cho gà để tăng chất xơ, vitamin K. Một số loại rau tốt cho gà chiến như: Rau muống, xà lách, cà chua, giá đỗ. Ngoài ra có thể cho gà ăn thêm vỏ trứng để bổ sung canxi.
- Mồi tanh: Đây chính là nguồn thức ăn cung cấp hàm lượng đạm và protein cho gà giúp gà sung mãn, hưng phấn hơn khi đúc giống. Từ đó góp phần tạo nên thế hệ đời sau có sức đề kháng tốt, cao khỏe, phát triển tốt, ít bệnh tật. Với gà mái ta có thể cho ăn thêm cua đồng để bổ sung canxi đầy đủ trước khi đẻ trứng.
- Các loại thuốc bổ, thuốc cung cấp vitamin thiết yếu hỗ trợ tăng cường sức khỏe, đề kháng cho gà chọi đúc giống.
- Đặc biệt, trong cách đúc gà chọi, sư kê cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi cho gà đầy đủ để gà có được sức khỏe tốt nhất.
Cách đúc gà chọi – Các bước thực hiện
Thời điểm lý tưởng để gà trống đạp mái là vào sáng sớm hoặc chiều. Nên ốp gà trống mái với nhau từ 3 – 5 ngày khi gà đẻ được từ 4 – 6 quả trứng đầu tiên thì tách gà trống ra, sau đó cho gà mái ấp trứng.
Một lưu ý quan trọng trong cách đúc gà chọi đó chính là lót ổ cho gà:
- Nên lót ổ bằng rơm, cuộn tròn lại và lót rơm trũng ở giữa ổ. Như vậy trứng sẽ được giữ ấm tốt hơn khi ấp, tỷ lệ nở cũng sẽ cao hơn.
- Ổ để ấp cần bố trí ở các nơi có vị trí chắc chắn, khô ráo, không ẩm ướt, không nguy hiểm.
- Cũng theo cách đúc gà chọi của những sư kê lâu năm, trong quá trình lót ổ nếu trứng không may bị vỡ, tốt nhất nên thay ổ mới để tránh ảnh hưởng tới các quả còn lại. Sau khoảng 15 ngày ấp trứng, cần dọn dẹp xung quanh để chuẩn bị đón gà con nở.
Lời Kết
Đó là cách đúc gà chọi cơ bản mà sư kê cần nắm được. Đây là một khâu quan trọng mà anh em cần đảm bảo phải thực hiện thật chuẩn thì mới có thể tạo ra được lứa chiến kê F1 chất lượng, khỏe mạnh, đá tốt.