Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ không hề dễ chút nào, bởi đây là lúc gà con vẫn còn non nớt, đề kháng kém, chỉ cần chăm không cẩn thận, tỷ lệ chết cực cao. Những ai chưa có kinh nghiệm về khoản này, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Gà Việt SV388 để có thêm kiến thức chăm nuôi gà con chuẩn nhất, giúp gà khỏe mạnh, mau lớn.
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ khỏe mạnh – Dùng gà mẹ nuôi gà con
Thời gian vừa xuống ổ, gà con vẫn chưa thể tự mình điều tiết được thân nhiệt cho phù hợp với nhiệt độ bên ngoài. Vậy nên ta cần có một nguồn nhiệt ổn định để ủ ấm cho chúng lúc còn non nớt như thế này. Theo đó, dùng gà mẹ nuôi gà con được coi là cách chăm sóc gà con mới xuống ổ hiệu quả nhất. Trung bình một gà mẹ có thể ủ ấp cho 15 – 20 gà con.
Ở tháng đầu tiên, ta cho gà mẹ vào lồng tre đan có dạng như cái nơm, thiết kế sao cho gà con dễ dàng chui ra chui vào. Khi đói có thể tự đi kiếm ăn, uống nước, lạnh thì chui vào để gà mẹ ủ ấp. Trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ ở giai đoạn này, người nuôi cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà con bằng các loại thức ăn như: Tấm, vừng, khô dầu, đậu tương, bột cá… Còn gà mẹ ta sẽ cho ăn thóc, ngô và khô dầu.
Thời gian đầu nên để sẵn thức ăn, nước uống ở trong nơm cho gà mẹ tự lấy. Sau đó khoảng 3 tuần thì gà mẹ sẽ dẫn gà con ra ngoài để kiếm ăn. Từ 1,5 tháng đến 2 tháng, khi gà con đủ sự cứng cáp thì mới tiến hành tách riêng ra.
Xem thêm: Cách nuôi gà con 1 tháng tuổi khỏe mạnh, mau lớn
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ – Nuôi bộ gà con (úm gà con)
Với cách này, ta sẽ tạo ra nguồn nhiệt ngay từ ban đầu tương tự nhiệt độ của gà mẹ để đảm bảo gà con sinh ra được ủ ấm đầy đủ nhiệt, giảm tình trạng gà yếu và chết do thiếu nhiệt. Tuy nhiên, để nuôi gà theo cách này mang lại hiệu quả cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
Triển khai tấm quây hoặc lồng úm gà con
Trước khi quây, cần rửa sạch nền chuồng, khử trùng khu vực nuôi nhốt bằng crêzin hoặc formol. Chuẩn bị những cót cao 45cm quây thành tấm với đường kính bên trong khoảng từ 2 đến 4m tùy vào quy mô nuôi gà. Ở phía dưới quây ta sẽ rắc trấu hoặc phoi bào mềm với độ dày từ 10 – 15cm. Ở trong bố trí đầy đủ các dụng cụ cần thiết như là máng ăn, máng uống, đèn sưởi.
Nếu số lượng gà con ít, ta có thể làm lồng úm gà con theo cách sau đây:
- Đan các thanh tre, nứa tạo thành các phên bao che bốn phía, đáy lót lưới mắt cáo hoặc dát tre kín có nắp đậy.
- Tuần đầu tiên để giữ nhiệt độ ở trong lồng có thể dán giấy báo hoặc bìa carton xung quanh.
- Trung bình kích thước một lồng úm gà con sẽ dài 2m, rộng 1m và cao 0,4m có thể úm được 100 con. Phần đáy lòng phải cách mặt đất từ 0,4 đến 0,5m và phải bố trí đầy đủ máng ăn, máng uống cỡ nhỏ, bóng đèn sưởi bên trong.
Nước uống cho gà con mới xuống ổ
Ở trong cách nuôi gà con mới xuống ổ, người nuôi cũng cần đặc biệt chú ý tới nước uống cho chúng. Đảm bảo nước sạch, không nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, tránh gà bị mắc các bệnh về tiêu hóa.
Nước uống cho gà con mới xuống ổ nên pha khoảng 5 gram Glucozo + 1 gram Vitamin C trên mỗi lít nước. Như vậy sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, khả năng chống chọi bệnh tật cho gà con hiệu quả.
Thức ăn cho gà con mới xuống ổ
Thêm một vấn đề quan trọng nữa trong cách nuôi gà con mới xuống ổ mà người nuôi cần nhớ chính là cám công nghiệp vẫn là thức ăn chủ đạo. Loại thức ăn này đầy đủ dưỡng chất, mềm nên gà dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra có thể thay bằng gạo vừng, bột cá, dầu đậu tương hoặc bột vỏ sò…
Quy trình cho gà con mới xuống ổ ăn như sau: Khi gà vừa xuống ổ, cho uống nước đã. Sau 2 giờ thì cho chúng tập ăn. Khi được 3 tuần thì thả ra ngoài cho tự kiếm ăn thêm. Trong quá trình nuôi, muốn đổi thức ăn cho gà thì cần thay từ từ, đừng thay đổi 100% ngay lập tức làm gà không kịp thích nghi.
Cách nuôi gà con mới xuống ổ – Mật độ nuôi thích hợp
Mật độ nuôi cũng là điều mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm khi chăm sóc gà con mới xuống ổ. Khi gà đã khô lông (18 – 24 tiếng sau khi nở) ta sẽ chọn những con đạt tiêu chuẩn loại 1 để chuyển sang quây cót nuôi úm. Mật độ nuôi sẽ có sự khác nhau tùy theo tuần tuổi đó là:
- Gà từ 1 – 10 ngày tuổi, nên nuôi với mật độ từ 40 đến 50 con/m2
- Gà con từ 11 đến 30 ngày tuổ, mật độ lý tưởng là từ 20 đến 25 con/m2
- Gà con từ 31 đến 45 ngày tuổi, mật độ lý tưởng từ 15 đến 20 con/m2
- Gà con từ 46 đến 60 ngày tuổi, mật độ lý tưởng từ 12 đến 15 con/m2
Cách nuôi gà con mới xuống ổ – Nhiệt độ sưởi cho gà con
Mới xuống ổ nên khả năng kiểm soát nhiệt độ thân nhiệt của gà vẫn chưa thực sự tốt. Vậy nên người nuôi cần lưu ý duy trì nhiệt độ phù hợp cho gà theo từng tuần tuổi như sau:
- Gà con từ 1 đến 3 tuần nhiệt độ sưởi phù hợp từ 30-32 độ C
- Gà con từ 3 đến 6 tuần nhiệt độ sưởi phù hợp từ 25-28 độ C
- Gà con từ 6 đến 8 tuần nhiệt độ sưởi phù hợp từ 20-22 độ C
- Gà con sau 8 tuần nhiệt độ sưởi phù hợp từ 18-20 độ C
Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên điều chỉnh nhiệt độ sưởi cho phù hợp với mùa vụ và hiện trạng của đàn gà. Có thể tham khảo cách chăm sóc gà con mới xuống ổ theo dấu hiệu của chúng như sau:
- Gà con quây quanh nguồn nhiệt và liên tục kêu chíp chíp, tức là nhiệt độ úm đang thấp, chúng bị lạnh.
- Nếu gà con tản xa nguồn nhiệt và liên tục há miệng ra thở, tức chúng đang bị nóng, thừa nhiệt.
- Gà ăn uống, đi lại bình thường nghĩa là nhiệt độ hợp lý.
Không khí trong giai đoạn gà con mới xuống ổ
Giai đoạn này gà sẽ cần khá nhiều không khí cho các hoạt động của mình. Trung bình gà con cứ 1kg thể trọng sẽ cần 4 đến 6m3 không khí thay đổi trong mỗi tiếng ở mùa hè và 2 đến 3m3 trong mùa đông. Vậy nên bà con chăn nuôi cần lưu ý để tránh gà bị thiếu oxy, bị ngạt.
Độ ẩm khi nuôi gà con mới xuống ổ
Trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ, độ ẩm cũng là yếu tố quan trọng mà chúng ta cần đặc biệt lưu tâm. Theo đó, độ ẩm lý tưởng cho gà con mới xuống ổ sẽ là 65%. Ngoài ra, chuồng cần đảm bảo sự khô ráo và thông thoáng tối đa.
Ánh sáng trong chăn nuôi gà vừa xuống ổ
Cường độ và thời gian chiếu sáng của gà con mới xuống ổ cũng sẽ có sự khác nhau tùy từng giai đoạn. Ánh sáng phù hợp sẽ kích thích gà ăn uống tốt hơn, làm tăng nhanh sự phát triển của chúng. Và đây là cường độ chiếu sáng cho gà theo từng giai đoạn mà bà con có thể tham khảo:
- Gà từ 1 – 20 ngày tuổi, sử dụng cường độ ánh sáng 5 w/m2
- Gà con từ 21 đến 40 ngày tuổi sử dụng cường độ ánh sáng là 3 w/m2
- Gà con từ 41 đến 66 ngày tuổi sử dụng cường độ ánh sáng là 1,4 w/m2
- Thời gian chiếu sáng cho gà cũng lần lượt thay đổi như sau:
- Gà con từ 1 đến 2 tuần đầu chiếu 24/24
- Những tuần sau đó, cứ 1 tuần giảm thời gian chiếu đèn đi từ 20 đến 30 phút.
- Tuần thứ 8 bắt đầu dùng ánh sáng tự nhiên.
- Với gà chăn thả, sau 21 ngày tuổi ta sẽ cho gà ra ngoài trời tắm nắng 15 phút rồi tăng dần lên.
- Sau khoảng 5 tuần tuổi, gà có thể tự do ra vào chuồng.
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ – Phòng bệnh
Đây là công tác đặc biệt quan trọng vì gà có khỏe mạnh không, đề kháng tốt không phụ thuộc rất nhiều vào việc phòng bệnh này. Khi gà con mới xuống ổ, nên cho gà uống, tiêm đầy đủ các loại vacxin cơ bản như: E.Coli, thương hàn, bạch lỵ, Newcastle,… Ngoài ra bổ sung cho gà các vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng như: Vitamin A, D, E và Bcomplex điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng của gà con. Với những con gà bị hở rốn, cần dùng cồn 0,5% hoặc xanh methylene 1% để ngăn chặn các vị khuẩn xâm nhập vào vết hở này.
Lời Kết
Đó là chi tiết cách chăm sóc gà con mới xuống ổ từ chuồng trại, chế độ ăn uống, chiếu sáng, độ ẩm, phòng ngừa dịch bệnh… Đây đều là những thông tin quan trọng mà người nuôi cần nhớ để giúp cho đàn gà khỏe mạnh, phát triển trốt.