Bên cạnh các kiến thức về dinh dưỡng, huấn luyện chiến kê, khi chăm nuôi gà chọi sư kê cũng cần nắm được thông tin các bệnh thường gặp ở gà chọi để kịp thời có biện pháp phòng ngừa và điều trị. Và dưới đây là một vài bệnh phổ biến mà chiến kê nào cũng có nguy cơ gặp phải mà anh em cần đặc biệt lưu ý. Hãy cùng Gà Việt SV388 tìm hiểu xem đó là những bệnh gì.
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Bệnh hô hấp này rất phổ biến ở gia cầm. Khi mắc bệnh, gà sẽ có hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, hắt hơi nhiều, ăn kém, sức khỏe giảm sút. Ngay khi phát hiện ra chiến kê có một số biểu hiện trên, sư kê cần áp dụng biện pháp điều trị như sau:
- Nhốt riêng cá thể bị bệnh ra, tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng nuôi để tránh lây lan sang những cá thể khác. Cho cả đàn uống Vitamin C và các thuốc bổ nhằm nâng cao sức đề kháng.
- Những con bị bệnh cho uống kháng sinh Tylosin và Gentamycin điều trị bệnh hô hấp CRD và các bệnh kế phát.
- Giữ chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng để tránh vi khuẩn, virus tích tụ kẻo lây lan cả đàn.
Xem thêm: Cách chữa gà chọi bị mất gân, yếu gân hiệu quả nhất
Các bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh dịch tả (Newcastle)
Bệnh dịch tả cũng là một trong những bệnh thường gặp, do virus Paramyxovirus Serotype gây ra. Bệnh này có thể truyền nhiễm và lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Tùy vào đề kháng của mỗi cá thể mà bệnh có thể ủ từ 5 – 7 ngày. Khi phát bệnh, chiến kê sẽ có một số biểu hiện:
- Gà trông lờ đờ, khó thở, cơ thể ốm yếu, bỏ ăn và gầy còm thấy rõ.
- Gà có hiện tượng xù lông, gục đầu, mặt sưng, mào tím tái.
- Gà bị đi ngoài, phân có lẫn màu xanh.
- Những con chuyển biến nặng có thể bị liệt chân, cánh, đầu ngoẹo sang một bên.
Cho tới bây giờ, bệnh dịch tả vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị dù nó là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Vậy nên sư kê cần có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bằng cách tiêm vacxin cho gà, thường xuyên vệ sinh khu vực chăn nuôi và khử trùng thường xuyên để tránh nguồn bệnh từ ngoài xâm nhập vào.
Bệnh viêm phế quản ở gà chọi
Bệnh này do virus Coronaviridae gây nên. Triệu chứng dễ nhận thấy khi gà mắc bệnh chính là khó thở, kém ăn, thở khò khè, lông xơ xác. Bệnh này sẽ ủ bệnh trong khoảng 2 – 3 ngày.
Cũng giống như bệnh dịch tả, tới giờ viêm phế quản ở gà vẫn chưa có thuốc đặc hiệu. Chính vì thế sư kê nên tiêm phòng vacxin Brial H120 một cách đầy đủ. Nếu có cá thể nào bị bệnh, cần cách ly ngay để tránh lây chéo lẫn nhau. Sau đó dùng chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine nhằm tiêu độc khử trùng chuồng trại và các khu vực xung quanh. Cho gà uống thêm Amilyte nhằm tăng cường đề kháng.
Các bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh Marek
Tiếp tục là một căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở gà chọi mà sư kê cần đề cao cảnh giác. Triệu chứng bệnh đó là:
- Hai chân gà bị liệt nhẹ, di chuyển rất khó khăn, sau đó là liệt hoàn toàn.
- Cánh gà xệ xuống một bên hoặc cả hai bên, đuôi gà rủ xuống hoặc liệt nên rất dễ quan sát.
- Một số con còn viêm mắt, viêm mống mắt và có thể bị mù hoàn toàn.
- Gà trống bị bệnh sẽ giảm khả năng đạp mái rõ rệt, gà mái thì giảm trứng.
- Gà chọi con khi bị bệnh bại liệt có thể chết đột ngột.
Tiếp tục là bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị. Sư kê cần thường xuyên theo dõi chiến kê của mình để kịp thời phát hiện ra các cá thể có dấu hiệu bị bệnh và cách ly sớm. Tiêu hủy các cá thể bị chết do bệnh. Nên để chuồng trống tầm 3 tháng rồi mới vệ sinh, quét dọn, thu gom lông gà và khử trùng kỹ càng để tránh virus tồn đọng lại.
Bên cạnh những điều trên, sư kê cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không nhốt gà con với gà trưởng thành cùng một khu.
- Tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên.
- Cho gà uống Glucose, vitamic C để tăng đề kháng.
- Với gà chọi giống nên tiến hành tiêm vacxin Marek khi 1 ngày tuổi để phòng bệnh.
Bệnh đậu gà ở gà chọi
Đậu gà cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi nữa mà sư kê cần phải đề cao cảnh giác. Đây là bệnh rất dễ nhận biết, khi mắc bệnh trên cơ thể gà, nhất là vùng đầu, mống mắt, mỏ sẽ có các nốt mụn như hạt đậu. Gà sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát, sinh hoạt hàng ngày, chúng sẽ luôn cảm thấy đau đớn, dẫn tới chán ăn, bỏ ăn và suy nhược cơ thể.
Đối với bệnh đậu gà này, ta có thể tiến hành điều trị như sau:
- Trước tiên cần vệ sinh, làm sạch các nốt mụn bằng dung dịch muối loãng.
- Tại các vị trí nốt mụn mọc, ta dùng Xanh Methylen 1% bôi lên. Với các vết thương hở ở miệng ta có thể dùng Lugol 1%, nếu gà bị đau mắt tiến hành dùng thuốc nhỏ mắt.
- Cùng với đó, cho gà uống thêm vitamin A.
- Chất thải của gà cần đốt, tiêu hủy và tiêu độc khử trùng đúng kỹ thuật để tránh làm bùng phát dịch.
Bệnh tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng cũng là các bệnh thường gặp ở gà chọi, nhất là thời điểm thời tiết giao mùa, có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ làm cho chiến kê không kịp thích ứng. Biểu hiện gà bị tụ huyết trùng là miệng sùi bọt có lẫn máu, nhớt. Chúng khó thở, xù lông và mào tím tái lại.
Bệnh này ta có thể điều trị bằng cách cho gà dùng vắc xin Enrofloxacin, Neomycin, Streptomycin. Cùng với đó cung cấp thêm điện giải, vitamin C nhằm tăng sức đề kháng. Khu vực chuồng trị nuôi nhốt của gà cũng cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng kỹ càng để tránh virus tích tụ.
Bệnh Gumboro
Theo đánh giá của các sư kê, loại bệnh này có thời gian ủ bệnh rất ngắn, chuyển biến rất nhanh. Chỉ trong khoảng 2 – 3 ngày là gà có thể bị suy nhược, thậm chí là tử vong. Triệu chứng của bệnh Gumboro chính là:
- Mắt gà lờ đờ, chân đi run rẩy, lông xù.
- Đặc trưng của gà bị Gumboro chính là chúng có xu hướng mổ vào hậu môn của các con gà khác.
- Gà bị đi ngoài, ốm yếu, phân có màu trắng loãng rồi chuyển qua nâu, dính quanh khu vực hậu môn.
Với Gumboro ta không nên dùng thuốc kháng sinh. Dựa theo triệu chứng bệnh của gà mà tiến hành điều trị theo mà thôi:
- Nếu gà bị sốt, cho gà dùng Paracetamol (Acetaminnophen) hoặc Analgin.
- Bổ sung cho gà chất điện giải, vitamin C để tăng đề kháng.
- Ngoài ra có thể dùng thêm Novigol, Biomun, Escent L, Toxinil Plus Liquid để tăng cường miễn dịch.
- Sau 2 ngày điều trị, ta tiến hành cho gà dùng kháng sinh phổ rộng như: Oxytetracycilne, Doxycycline, Enrofloxacin nhằm ngăn chặn bệnh kế phát.
- Cho gà uống thêm men tiêu hóa sống để chịu kháng sinh.
Quan trọng nhất là sư kê phải tiêm phòng Gumboro đầy đủ ngay từ khi còn nhỏ theo đúng lịch được khuyến cáo.
Bệnh cúm gia cầm
Cuối cùng trong các bệnh thường gặp ở gà chọi mà sư kê cần chú ý chính là bệnh cúm gia cầm. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh chóng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế. Triệu chứng khi gà bị cúm gia cầm chính là:
- Gà sốt cao, liên tục uống nước, thở bằng miệng.
- Đầu và mặt gà sưng phù, mào tím tái, bị tụt vào, xoăn vào.
- Chân gà bị xuất huyết, đi ngoài phân xanh hoặc vàng có lẫn máu.
Hiện giờ cúm gia cầm cũng chưa có thuốc đặc trị. Chẳng có cách nào khác để bảo vệ chiến kê của mình ngoài việc tiêm phòng vacxin đầy đủ. Nếu thấy cá thể nào bị bệnh cần tiêu hủy ngay để tránh lây nhiễm sang cả đàn.
Lời Kết
Đó là các bệnh thường gặp ở gà chọi mà sư kê cần đặc biệt chú ý. Hãy tiêm phòng đầy đủ để tăng đề kháng, miễn dịch cho chiến kê. Khi phát hiện gà bị bệnh, cần tuân thủ phác đồ điều trị để gà mau chóng khỏe, tránh dịch bùng phát.